News Ticker

Menu

Browsing "Older Posts"

Browsing Category "tin-tuc"

Danh sách các trường công lập tại TP.HCM mới nhất và chính xác nhất

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018 / No Comments

Danh sách các trường công lập ở Tp.Hồ Chí Minh mới nhất và chính xác nhất. Hy vọng danh sách này có thể giúp bạn biết về hệ thống đại học công lập của Tp. Hồ Chí Minh, bước đầu cân nhắc cho việc chọn ngành, chọn trường phù hợp.


danh-sach-cac-truong-dai-hoc-cong-lap-tphcm

Danh sách các trường công lập ở Tp.Hồ Chí Minh

STT
Tên trường
Địa chỉ cơ sở chính
1
Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (tự chủ tài chính)
268 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10
2
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5
3
Đại học Khoa học Xã hội & nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1
4
Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (tự chủ tài chính)
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
5
Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
6
Đại học Kinh tế - Luật (tự chủ tài chính)
669 Quốc lộ 1A, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức
7
Khoa Y - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (tự chủ tài chính)
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
8
Đại học Tài chính - Marketing (tự chủ tài chính)
2/4 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7
9
Đại học Tôn Đức Thắng (tự chủ tài chính)
19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7
10
Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (tự chủ tài chính)
12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp
11
Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh (tự chủ tài chính)
140 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú
12
Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở 2
450 - 451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9
13
Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh
2 Đường D3, Phường 25, Quận Bình Thạnh
14
Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh
196 Pasteur, Phường 6, Quận 3
15
Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (tự chủ tài chính)
59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3
16
Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
05 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh
17
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
02 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4
18
Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1
19
Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
20
Đại học Sài Gòn
273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5
21
Đại học Sân khấu Điện ảnh Tp. Hồ Chí Minh
125 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
22
Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp. Hồ Chí Minh
01 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức
23
Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5
24
Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Tp. Hồ Chí Minh
639 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5
25
Đại học Tài nguyên & Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình
26
Đại học Thể dục Thể thao Tp. Hồ Chí Minh
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
27
Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh
51 Quốc Hương, Thảo Điền, Quận 2
28
Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh
217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5
29
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (tự chủ tài chính)
86/2 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
30
Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3
31
Đại học Ngoại thương
15 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh
32
Đại học An ninh Nhân dân
112/47 Xa lộ Hà Nội, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
33
Đại học Cảnh sát Nhân dân
36 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7
34
Đại học Lao động - Xã hội
1018 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12
35
Đại học Thủy lợi
02 Trường Sa, Phường 17, Quận Bình Thạnh
36
Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh
112 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1
37
Học viện Cán bộ Tp. Hồ Chí Minh
324 Chu Văn An, Phường 12, Quận Bình Thạnh,
38
Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông Tp. Hồ Chí Minh
97 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Quận 9
39
Học viện Hành chính
10 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
40
Học viện Kĩ thuật Mật mã
17A Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình
41
Học viện Kĩ thuật Quân sự
71 Cộng Hòa, Phường 7, Quận Tân Bình
42
Học viện Hàng không Việt Nam
104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận



>> Xem thêm Điểm chuẩn của các trường sư phạm 2018 như thế nào?

Điểm chuẩn của các trường sư phạm 2018 như thế nào?

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018 / No Comments

Điểm chuẩn vào các trường sư phạm của Việt Nam đang có sự chênh lệch đáng kể. Điều này thể hiện ngay trong kì tuyển sinh đại học 2018 vừa qua.


Giáo dục luôn là một trong những lĩnh vực được chú trọng nhất của mỗi quốc gia. Tại Úc, giáo viên thuộc top 4 ngành nghề hạnh phúc nhất vì phúc lợi cùng cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, nghề giáo Việt Nam đang có nhiều tranh cãi, nhất là về sự chênh lệch điểm chuẩn vào ngành sư phạm của các trường. Nhiều người tỏ ra rất lo lắng về trình độ của đội ngũ giảng viên không đồng đều giữa các địa phương. 
diem-chuan-cac-truong-su-pham

Giáo viên được xem là một trong những nghề cao quý nhất





Theo ông Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội thì: “Việc tổ chức và chất lượng đào tạo của các trường không đồng nhất. Điều này tác động không tích cực đến sự phát triển giáo dục vì muốn đổi mới thành công phải bắt nguồn từ người thầy và không thể phát triển giáo dục nếu không có thầy giỏi”. Cũng đồng ý với quan điểm này, ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, cho rằng nếu lấy điểm tuyển sinh thấp thì chất lượng thí sinh không cao. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Bên cạnh đó, giữa các trường sư phạm có sự chênh lệch lớn về đầu vào sẽ dẫn đến sự bất tương xứng của trình độ của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Trong bài đăng ngày 21.08.2018 của báo VnExpress, điểm chuẩn vào các trường sư phạm của Việt Nam đang có sự chênh lệch đáng kể. Điều này thể hiện ngay trong kì tuyển sinh đại học 2018 vừa qua. Theo đó, 6 trường đại học đào tạo giáo viên các môn văn hóa cơ bản là Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đã có thang điểm xét tuyển rất khác nhau.

nganh-su-phamĐiểm chuẩn vào ngành sư phạm trong kì thi tuyển sinh đại học 2018 tiếp tục gây tranh cãi

Cụ thể rằng, đối với ngành giáo dục mầm non thì Đai học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh lấy lần lượt là 21,15 điểm và 20,5 điểm. Theo sau đó, Đại học Đà Nẵng lấy 19,25 điểm và các trường Sư phạm Thái Nguyên, Sư phạm Hà Nội 2, Sư phạm Huế lấy từ 17 - 18,5 điểm. 

Ta có thể xét thêm điểm chuẩn vào ngành sư phạm lịch sử của các trường. Nếu muốn theo học tại trường Sư phạm Hà Nội thì thí sinh phải đạt 22 điểm, trong khi chỉ cần có 17 điểm (ngang sàn) thì các em vẫn có thể theo học chuyên ngành này ở Đại học Thái Nguyên hay Đà Nẵng (chênh lệch đến 5 điểm). Một ví dụ khác là, nếu như Đại học Sư phạm lấy 24 điểm cho 3 môn Ngữ văn, Lịch sử - Địa lý cho ngành sư phạm ngữ văn thì trường Thái Nguyên chỉ lấy 17 điểm (ngang với mức sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định). Ta có thể thấy, hai thí sinh chênh nhau tới 7 điểm vẫn có thể học chung 1 ngành, cùng tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân sư phạm. Nếu như thế thì liệu chất lượng giáo viên có đồng đều, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội?

Điểm chuẩn vào các trường sư phạm cũng từng gây tranh cãi vào năm 2017. Chỉ cần đạt 15,5 (ngang với mức sàn của Bộ) là sinh viên đã có thể theo học ngành sư phạm. Nhiều trường cao đẳng chỉ lấy 3 điểm mỗi môn khi xét tuyển đã dấy lên sự lo lắng của cộng đồng về thế hệ “người lái đò” tương lai. 

giao-vien-su-phamCông chúng lo ngại về sự bất cân xứng của thế hệ giáo viên trẻ

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi” để nói lên tầm quan trọng của những người làm nghề giáo. Ngoài tấm lòng nhiệt thành, mỗi giáo viên cũng nên có trình độ chuyên môn vững chắc. Muốn vậy thì các trường sư phạm nên cân nhắc kĩ hơn về điểm chuẩn đầu vào, tạo sự đồng đều cho thế hệ nhà giáo tương lai.

Học phí cho sinh viên như thế nào mới hợp lý?

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018 / No Comments
Học phí Sinh Viên luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh và HSSV. Đây là yếu tố rất quan trọng, góp phần tác động trực tiếp đến quyết định chọn trường, chọn ngành. Đứng trước nhiều ý kiến trong suốt thời gian qua, bắt đầu đã có nhận định về mức học phí bao nhiêu là đủ, là hợp lý đối với sinh viên Việt Nam.

hoc-phi-sinh-vien

Học phí cho sinh viên như thế nào mới hợp lý?


Mỗi trường sẽ có những cơ sở riêng để định ra mức học phí phù hợp nhất cho quá trình đào tạo và học tập. Điều này cũng áp dụng tương tự khi các trường quyết định tăng học phí. Đã có nhiều ý kiến về vấn đề này, nổi bật trong đó là những quan điểm của Giáo sư Ngô Bảo Châu, Tiến sĩ Phạm Hùng Hiệp và Phó Giáo sư Vũ Văn Yêm. Theo các vị này, khi quyết định mức học phí thì có thể dựa vào những yếu tố sau:

1. Khả năng sẵn sàng chi trả của học sinh sinh viên (HSSV)


Trong nghiên cứu về lĩnh vực tài chính giáo dục được công bố tại hội thảo “Ước tính tỉ suất sinh lợi và chi phí đơn vị trong giáo dục đại học Việt Nam” diễn ra vào ngày 20.08.2018 do Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán tổ chức, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đề cập đến vấn đề hoc phí dành cho sinh viên. Giáo sư cho rằng, khi định mức học phí thì ngoài những yếu tố vốn có thì các trường nên xem xét khả năng sẵn sàng chi trả của HSSV. Đây là yếu tố rất quan trọng, cần được cân nhắc kĩ khi các trường muốn tăng học phí (ý kiến được đăng tải trên báo điện tử Thanh Niên vào ngày 21.08.2018).

2. Chi phí đơn vị và phân định mức độ sinh lợi cá nhân của từng ngành


Tiến sĩ Phạm Hùng Hiệp - Một đại diện trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng cho biết chi phí đầu tư và học phí của giáo dục bậc đại học ở Việt Nam chưa bằng GDP. Đây là điểm khác biệt với những quốc gia như Mỹ, Anh, Canada... khi họ có mức đầu tư cao hơn hẳn GDP của cả nước. Vào năm 2013, phần lớn các trường, chương trình đào tạo ở Việt Nam đều có mức chi phí đơn vị từ 10 - 20 triệu đổ xuống. Trong đó có một số trường hợp ngoại lệ như chương trình tiên tiến của bộ Giáo dục Đào tạo hoặc khóa học của Đại học RMIT, Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam), Đại học Tài chính - Marketing… là ngang bằng GDP hoặc trên mức hợp lý.
hoc-phi-sinh-vien-quoc-te
Canada là một trong những quốc gia có ngân sách đầu tư đáng ngưỡng mộ cho giáo dục
Theo tiến sĩ, GDP đầu người năm 2013 của Việt Nam là 1.900 USD, tương ứng với chi phí đơn vị là 2.627 USD (~56 triệu đồng/sinh viên/năm). Đây được xem là con số hợp lý, nằm trên mức trung bình chung của cả thế giới. Tương tự như vậy, nếu tính theo năm 2018 thì mức chi phí đơn vị nên là 61 triệu/sinh viên/năm. Ông cũng cho biết rằng khi tính đủ chi phí đơn vị và phân định mức độ sinh lợi cá nhân của mỗi ngành thì mới có đủ căn cứ để xác định mức thu học phí.

3. So sánh học phí với những quốc gia khác


Đây là ý kiến của Phó Giáo sư Vũ Văn Yêm thuộc Viện Đào tạo Sau Đai học của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông cho rằng nên tổng hợp mức học phí hiện hành và thu nhập sau khi tốt nghiệp đại học ở các nước để so sánh. Nhờ vậy mà sẽ biết được thông thường, một người đi làm bao nhiêu năm sẽ có đủ tài chính để bù đắp lại chi phí đã đóng cho các trường đại học.
sinh-viec-quoc-te
Nên xem xét khả năng chi trả trước khi quyết định chọn trường
Tóm lại, có nhiều yếu tố để quyết định mức học phí cho sinh viên. Ưu tiên hàng đầu của các trường vẫn là vừa có tài chính cho hoạt động giảng dạy lại vừa phù hợp với khả năng chi trả của sinh viên. Tương tự như vậy, mỗi sinh viên khi chọn trường, chọn ngành hãy cân nhắc đến vấn đề tài chính bên cạnh chất lượng đào tạo, yêu cầu đầu vào để yên tâm học tập, nghiên cứu.

Nguồn thông tin tham khảo: Báo Điện tử Thanh niên

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không báo cáo thành tích trong lễ khai giảng

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018 / No Comments

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa yêu cầu, không báo cáo thành tích trong lễ khai giảng, mà chỉ mời lãnh đạo đọc thư của Chủ tịch nước.

Ngày 23/8/2018, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – ông Lê Hồng Sơn đã ký văn bản 2902/GDĐT-VP về khai giảng năm học mới, ngày hội đón trẻ mầm non đến trường trong năm học 2018 – 2019.
khai-giang-nam-hoc-2018

Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu, lễ khai giảng năm học mới sẽ bao gồm hai phần: Phần lễ và phần hội.

 Phần lễ sẽ được tổ chức ngắn gọn, súc tích với các nghi thức trang trọng, như: Chào cờ, hát quốc ca (không sử dụng phát băng), mời lãnh đạo tham dự đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước.

Đặc biệt, lãnh đạo Sở cũng yêu cầu Hiệu trưởng không báo cáo thành tích trong diễn văn khai giảng, cần ngắn gọn, súc tích, đánh trống khai trường, khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc, lồng ghép với các việc đón học sinh ở đầu cấp học (học sinh lớp 1,6 và 10). Phần hội: Tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ vui tươi, sinh động, lành mạnh với các trò chơi dân gian.

 Ngày hội đưa trẻ mầm non tới trường, các trường cần tổ chức chu đáo, sinh động, tạo ấn tượng tốt cho trẻ đến trường là một ngày trọng đại, thiêng liêng với tất cả học sinh, nhất là với các em lần đầu tiên đến trường.

 Ngay sau lễ khai giảng, các trường cần bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch năm học, đảm bảo chương trình và các hoạt động dạy và học.

 Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đề nghị, các trường học cần gỡ bỏ ngay các khẩu hiệu đã cũ, không còn phù hợp phía trước trường học, phối hợp với địa phương đảm bảo tình hình an ninh, an toàn trong và ngoài trường học.

Đánh vần tiếng Việt “có 1 không 2”

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018 / No Comments

Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông không quy định phương pháp dạy học đánh vần tiếng Việt.


Cách đánh vần trong sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có nhiều sự khác biệt so với chương trình hiện hành. Ảnh: Huyên Nguyễn
Theo PGS-TS Bùi Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định tài liệu TV1-CNGD, điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Tiếng Việt-Ngữ văn - cho biết: Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học đánh vần nói riêng của tài liệu của TV1-CNGD phần nào gây tranh cãi và còn có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tài liệu này đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kĩ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đây cũng chính là những điểm mạnh của tài liệu TV1-CNGD.
Phương pháp dạy học đánh vần này không thuộc nội dung được quy định trong Chương trình Tiếng Việt – Ngữ văn mới (sắp được ban hành), cũng như Chương trình Tiếng Việt năm 2000 (chương trình hiện hành). Chương trình chỉ quy định các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
Quy định cụ thể, sau một năm học, học sinh có khả năng đọc, viết, nói và nghe đến mức độ nào. Ví dụ, chương trình Tiếng Việt – Ngữ văn mới quy định, học xong lớp 1, học sinh “đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn, tốc độ đọc: 40 – 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ; bước đầu biết đọc thầm”.
Chương trình không bắt buộc học sinh phải được học theo phương pháp nào. Nói cách khác, chương trình giáo dục chỉ quy định mục tiêu cần đến. Còn con đường đi đến mục tiêu, trên thực tế, khá đa dạng và sẽ được lựa chọn bởi tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Sắp tới, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của các nhóm tác giả khác nhau có thể sử dụng những phương pháp dạy học đánh vần khác nhau. Chắc hẳn, cuốn sách giáo khoa nào giúp học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình bằng phương pháp hiệu quả nhất sẽ được nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh ưu tiên lựa chọn.
PGS-TS Bùi Mạnh Hùng nhấn mạnh, dù dạy theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1 hiện hành hay tài liệu TV1-CNGD cũng đều phải đạt được mục tiêu môn học đã được quy định trong chương trình.
“TV1-CNGD không phải là một chương trình riêng mà chỉ là tài liệu dạy học do GS-TSKH Hồ Ngọc Đại chủ biên. Phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu TV1-CNGD đã khiến một số người cảm thấy băn khoăn và có phần lo ngại vì đã quen với phương pháp dạy học đánh vần truyền thống. Và họ đã hiểu lầm rằng cách dạy học này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định tài liệu TV1-CNGD chia sẻ.