News Ticker

Menu

Browsing "Older Posts"

Browsing Category "hoi-dap"

Học một ngôn ngữ mới sẽ mất bao lâu?

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018 / No Comments
Theo nghiên cứu của FSI (Viện Ngoại giao Hoa Kì) thì mỗi người cần ít nhất 480 giờ để đạt được sự lưu loát về mặt cơ bản đối với các ngôn ngữ thuộc nhóm 1 và 720 giờ đối với những nhóm còn lại.
Đối mặt với thử thách mới sẽ không còn đáng sợ nếu nhìn thấy được vạch đích! Khi ta chưa có mục tiêu và mường tượng được cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành thì sẽ rất khó để duy trì động lực. Học một ngôn ngữ mới cũng tương tự vậy. Bạn cần trả lời được câu hỏi: “Mất bao lâu để học thêm 1 ngôn ngữ mới?”.
hoc-ngon-ngu-moimat-bao-lau
Mất bao lâu để học thêm một ngôn ngữ mới
Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu, chuyên gia ngôn ngữ và thậm chí cả chính phủ Mỹ thì bạn có thể xác định được thời gian cho việc học ngoại ngữ. Bởi vì việc học sẽ dựa vào 3 yếu tố: thái độ, thời gian và sự đầu tư. Điều này được rút ra từ khoa học về học tập - trí nhớ, đập tan quan điểm rằng chỉ cần “nhồi nhét” là sẽ hiệu quả. Thay vào đó,  ta cần chia theo từng phần nhỏ và sử dụng phương pháp nhắc nhớ (lặp lại nhiều lần). Vì vậy, mỗi ngày chỉ cần 20 phút là đã đủ cho việc học và lặp đi lặp lại thói quen để ghi nhớ thông tin. 
Để xác định thời gian cần thiết, đầu tiên hãy tự hỏi rằng bản thân có bản là người bám sát theo kế hoạch hay sẵn sàng thay đổi để phù hợp với việc học hay không? Bạn có thể vui vẻ dành bao nhiêu giờ đồng hồ mỗi ngày để học? Câu trả lời đã phần nào phản ánh được thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu.
Tiếp theo, hãy xác định bản thân sẽ theo học ngôn ngữ thuộc nhóm khó hay dễ. Bạn có thể tham khảo cách chia sau đây:
       Nhóm 1: Tiếng Pháp, Đức, Indonesia, Ý, Rumani, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Swahili
       Nhóm 2: Tiếng Bulgari, Hy Lạp, Burman, Hindi, Ba Tư, Urdu
       Nhóm 3: Tiếng Amharic, Campuchia, Cộng hòa Czech, Phần Lan, Hebrew, Hungary, Lào, Ba Lan, Nga, Thái, Thổ Nhĩ Kì, Serbo - Croatia
       Nhóm 4: Ả Rập, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
hoc-ngon-ngu-moi-kho-hay-de
Cần xác định ngôn ngữ bạn theo học thuộc nhóm khó hay dễ
Từ đó, có thể chia thành 5 mức độ thành thạo là:
  1. Cơ bản: Người học có thể giao tiếp về các nhu cầu của cuộc sống thường nhật
  2. Công việc còn hạn chế: Người học có thể đáp ứng nhu cầu xã hội thông thường và yêu cầu công việc không quá mở rộng hay chuyên sâu
  3. Chuyên môn tối thiểu: Người học có thể sử dụng ngôn ngữ với độ chính xác cao và cấu trúc từ vựng đủ để tham gia vào hầu hết cuộc trò chuyện về cuộc sống, công việc.
  4. Đầy đủ chuyên môn: Người học sử dụng ngôn ngữ lưu loát và chính xác ở tất cả các cấp độ phù hợp với nhu cầu chuyên môn.
  5. Bản ngữ (thông thạo): Người học sử dụng ngôn ngữ tương đương với trình độ của người bản xứ.
Theo nghiên cứu của FSI (Viện Ngoại giao Hoa Kì) thì mỗi người cần ít nhất 480 giờ để đạt được sự lưu loát về mặt cơ bản đối với các ngôn ngữ thuộc nhóm 1 và 720 giờ đối với những nhóm còn lại. Nếu chúng ta học 10 giờ/ngày thì sẽ đạt mức độ cơ bản sau 48 - 72 ngày. Khi thêm thời gian nghỉ ngơi thì sẽ mất từ 2 - 3 tháng (giả dụ mỗi ngày học 5 giờ/ngày). Nếu bạn chọn học 10 giờ/ ngày để học thì có thể tham khảo thời gian biểu sau (bắt đầu từ lúc 8 sáng):
       8 -12g: Học từ vựng, luyện nghe và đọc
       12-14g: Nghỉ ngơi. Có thể tập thể dục, ăn trưa trong khi nghe ngôn ngữ hoặc nghe nhạc
       14-15g: Học ngữ pháp
       15 -16g: Luyện viết
       16 - 17g: Luyện khả năng nói với người bản xứ (qua ứng dụng trên Internet) hoặc bạn bè/người thân bằng ngôn ngữ đang theo học
       17-19g: Nghỉ ngơi
       19-20g: Thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim bằng ngôn ngữ đang học. Nếu có thể thì hãy đi chơi, giao lưu cùng với người bản xứ hoặc bạn bè có khả năng về ngôn ngữ đó
thoi-gian-hoc-ngon-ngu-moi
Học ngoại ngữ cần thời gian kiên trì
Ngôn ngữ cần thời gian chứ không thể thành thạo trong một sớm một chiều. Nếu bạn khó theo đuổi được cường độ theo học như trên thì hãy kiên nhẫn và cố gắng duy trì. Chỉ cần có quyết tâm và phương pháp đúng đắn, bạn sẽ đạt được trình độ đàm thoại cơ bản cho nhóm ngôn ngữ dễ trong 2 tháng hoặc 3 tháng đối với ngôn ngữ khó. Để hoàn thành từ cấp độ 2 - 4 thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, thường là gấp đôi.  

Hỏi đáp về những vấn đề liên quan đến giáo dục Việt Nam

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018 / 1 Comment
Dưới đây là một số câu hỏi điển hình, là mối quan tâm của nhiều Phụ huynh trong những ngày qua:

Q: Lớp cũ của con tôi là lớp 1A2, lớp mới là lớp 2A16? Vậy có phải con không được học theo các bạn cùng lớp không? Nếu con vẫn học cùng với các bạn lớp cũ thì vì sao nhà trường lại đổi tên lớp?
A: Con vẫn được học theo lớp cùng với các bạn cũ. Việc đặt tên mới chỉ là vấn đề sắp xếp lớp học của Nhà trường. Lý do Nhà trường tiến hành đổi tên lớp là vì Nhà trường muốn các lớp mới tuyển năm học 2016-2017 được học xen kẽ trong khu vực của các lớp cũ để học sinh có thể nhanh chóng hoà đồng được với môi trường, văn hoá học đường tại Vinschool, chứ không phải học ở một khu riêng biệt.
******
Q: Ở học sinh tiểu học, có trường hợp nào học sinh phải xáo trộn lớp học vì xếp lại theo trình độ tiếng Anh không?
A: Tại các khối tiểu học trong năm học 2016-2017, việc chuyển học sinh sang lớp mới vì trình độ tiếng Anh là rất ít. Trong mọi trường hợp chuyển lớp cho học sinh, Nhà trường đều có sự gặp gỡ trao đổi, thống nhất trước với Phụ huynh.
******
Q: Năm học 2016-2017, các lớp tại Trường Trung học sẽ giảm sĩ số từ 40 xuống còn 35 học sinh/ lớp. Vậy nhà trường tiến hành điều chỉnh sĩ số lớp theo nguyên tắc nào?
A: Khi tiến hành điều chỉnh sĩ số trong các lớp, Nhà trường tiếp tục áp dụng nhất quán nguyên tắc phân chia lớp học theo trình độ tiếng Anh đã được triển khai từ năm học trước. Nguyên tắc điều chỉnh sĩ số được thực hiện cụ thể như sau:
- Giữ lại tối đa 35 học sinh trong lớp. Các học sinh được chuyển đi là các bạn có trình độ tiếng Anh chênh lệch so với các bạn trong lớp nhằm tối ưu hoá hiệu quả của việc học tiếng Anh (học sinh chuyển đi trên tinh thần tự nguyện, học sinh và gia đình được lựa chọn việc chuyển lớp hoặc ở lại lớp cũ).
- Phụ thuộc vào số học sinh có trình độ tiếng Anh chênh lệch ở mỗi lớp, số lượng học sinh được chuyển đi là tối thiểu 5 bạn.
******* 
Q: Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vinschool lên lớp 6 tại sao Nhà trường không kiểm tra lại trình độ tiếng Anh để chia lại lớp cho phù hợp?
A: Chương trình TA của Vinschool có sự liên thông từ lớp 1 lên lớp 12. Vì vậy, trong quá trình học, giáo viên đã đánh giá được năng lực học tập của học sinh để xếp vào trình độ phù hợp khi chuyển cấp. Tất cả học sinh Vinschool khi chuyển từ lớp 5 lên 6 hoặc 9 lên 10 không cần phải làm bài kiểm tra trình độ để xếp lớp.