News Ticker

Menu

Browsing "Older Posts"

Browsing Category "chon-nganh"

Ngành Quản trị kinh doanh - Ngành Hot hiện nay

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018 / No Comments
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự ra đời của hàng loạt công ty, sự đầu tư ngày càng nhiều của các công ty nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay thì việc tìm kiếm các nhà quản trị cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết. Khởi đầu từ nhu cầu lớn về nguồn nhân lực ngành Quản trị kinh doanh, đây được xem là ngành học thu hút sự quan tâm nhiều nhất của bạn trẻ trong những năm gần đây.
nganh-quan-tri-kinh-doanh

5 lý do bạn nên chọn học ngành Quản trị kinh doanh:

1. Nhiều cơ hội tìm việc làm

Sự đa dạng về các lĩnh vực thuộc ngành Quản trị kinh doanh mang lại cho bạn hàng loạt cơ hội nghề nghiệp tiềm năng sau khi tốt nghiệp. Sinh viên có bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh rất phù hợp với công việc trong lĩnh vực nhân sự, dịch vụ khách hàng, bán hàng, quản lý hệ thống kinh doanh, kế toán… Khả năng ứng dụng cao và tính linh hoạt của ngành Quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong thị trường lao động đầy cạnh tranh như hiện nay.

2. Có thể tự làm chủ sự nghiệp kinh doanh của mình

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh có thể giúp bạn tích lũy được những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để quản lý công việc kinh doanh của chính mình. Mọi tổ chức, bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ, đều dựa vào nguyên tắc quản trị kinh doanh để duy trì và phát triển. Chính vì thế, những cá nhân có nền tảng Quản trị kinh doanh vững chắc không chỉ sẵn sàng để bắt đầu việc kinh doanh riêng, mà còn có nhiều khả năng vượt trội trong nhiều vị trí khác mà họ lựa chọn. Nếu có ước mơ làm chủ, hãy tự tin vào bản thân và bạn có thể làm cho điều này xảy ra.

3. Phát triển toàn diện các kỹ năng

Chọn học ngành Quản trị kinh doanh là một trong những con đường giúp bạn phát triển toàn diện bản thân. Chương trình đào tạo của ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế dựa trên nền tảng phát triển kiến thức chuyên sâu, tạo điều kiện để sinh viên phát huy năng lực chuyên môn tại các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, thông qua các chương trình trải nghiệm thực tế, sinh viên còn có cơ hội phát triển nhiều kỹ năng như: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy, lãnh đạo, quản lý đội ngũ nhân viên... có thể áp dụng cho bất kỳ con đường sự nghiệp nào mà bạn lựa chọn.

4. Cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp đã chọn

Được đánh giá là một ngành học năng động, phù hợp với các bạn trẻ ưa thích làm việc trong môi trường cạnh tranh, phát huy năng lực của bản thân. Hơn nữa, nhà tuyển dụng luôn cần những người quản lý kinh doanh có trình độ, có thể giúp họ giải quyết vấn đề, nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của họ. Nếu bạn là có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, là người định hướng chiến lược rõ ràng… thì đây chính là cơ hội giúp bạn thăng tiến đến những vị trí cao nhất trong công ty.

5. Quốc tế hóa bằng cấp và ngành nghề

Quản trị kinh doanh đã trở thành một nghề rất phổ biến trong thị trường lao động hiện nay. Theo khảo sát, đây là ngành có tỉ lệ người học đông nhất. Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, số trường đào tạo về ngành Quản trị kinh doanh cũng tăng đáng kể. Thế nên, nếu bạn nào có ước mơ du học thì đây là một cơ hội lớn để bạn có thể tiếp tục học tập hoặc làm việc tại các nước trên thế giới thông qua các chương trình liên kết đào tạo.

Khóa học Marketing là học những gì?

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018 / No Comments
Marketing được xem là một trong những lĩnh vực đào tạo thu hút nhất hiện nay. Bất cứ ai khi chuẩn bị theo đuổi lĩnh vực này luôn tự hỏi sẽ được những gì tại các khóa học marketing. Sau đây là những điều thường “có mặt” trong các khóa đào tạo về marketing hiện nay.
>> Khóa học Marketing Online hot nhất hiện nay

1. Nền tảng kiến thức - kĩ năng cơ bản


Ngôi nhà muốn to, cao thì móng phải chắc chắn! Học về marketing cũng vậy, để tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, bạn phải có nền tảng kiến thức - kĩ năng vững chãi. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của các khóa học marketing là cung cấp tri thức “nền” cho học viên. Thường thấy nhất là lịch sử phát triển, lý thuyết, quan điểm, kĩ năng cơ bản về lĩnh vực này. Học viên sẽ biết marketing có thể được hiểu là gì, vì sao nó quan trọng và phải làm gì để phát triển sự nghiệp trong tương lai. 

2. Những khó khăn, thử thách vốn có

Bất kì ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn, thử thách và marketing không phải là ngoại lệ. Đặc thù của marketing là phải có ngân sách (có thể rất khổng lồ) và không thể có hiệu quả về kinh doanh ngay lập tức. Quan điểm “marketing là trận chiến của nhận thức chứ không phải của sản phẩm” hiện nay vẫn được áp dụng. Vì thế, để sáng tạo nên một chiến dịch marketing có thể thu hút sự chú ý và có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng không hề dễ dàng. Ngoài khó khăn vì ngành nghề gắn liền với sự sáng tạo, người làm marketing còn phải luôn tự thử thách bản thân để đáp ứng thực tiễn công việc. Do đó, việc lường trước những khó khăn thường gặp sẽ giúp học viên chuẩn bị sẵn sàng hơn cho tương lai. 

3.Câu chuyện về các xu hướng hiện nay

Marketing cũng có xu hướng nổi bật như những lĩnh vực khác. Để nhanh chóng thích nghi và làm việc hiệu quả, học viên cần biết được xu hướng hiện nay của ngành nghề. Theo thời gian, với kinh nghiệm tích lũy, bạn có thể dự đoán được xu hướng tương lai. 

4. Công cụ nổi bật và cách sử dụng


Marketing có rất nhiều công cụ và cách sử dụng, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp, tình hình thị trường ở thời điểm nhất định. Nếu muốn có thể hiểu, sử dụng thành thạo hết tất cả chúng trong thời lượng có hạn của khóa học là điều không thể. Vì thế, các trung tâm thường chỉ giảng dạy về các công cụ nổi bật, đang được sử dụng rộng rãi. Nếu muốn biết thêm về các công cụ khác, học viên cần dành thời gian để tìm hiểu sau. Bên cạnh đó, chỉ nghiên cứu những gì nổi bật thì học viên sẽ tập trung học tập và ít áp lực hơn là “bơi” trong vô số kiến thức, kĩ năng cứ dồn dập ập đến. 

5. Câu chuyện thương hiệu thành công

Không phải ngẫu nhiên mà những tình huống thực tế luôn được lồng ghép trong các cuốn sách hay khóa học về marketing. Với rất nhiều lý thuyết trải dài từ Âu sang Á, học viên cần có ví dụ thực tế để hiểu hơn về những phạm trù của marketing. Những câu chuyện về các thương hiệu thành công như P&G, Unilever, Coca Cola, Pepsi, Nike… sẽ cung cấp góc nhìn thực tế, gần gũi hơn với học viên. Họ được học tập, nhận xét các chiến dịch “có thật” chứ không phải mông lung, tìm kiếm câu trả lời ở tận đẩu tận đâu. 

6. Câu chuyện về nhân vật thành công

Trong bất kì ngành nào, câu chuyện về các nhân vật thành công luôn có sức hút mãnh liệt. Họ không chỉ là hình mẫu, tấm gương để noi theo mà còn đúc kết được những kinh nghiệm đáng giá cho người đến sau. Vì thế, việc tìm hiểu về chặng đường sự nghiệp, cuộc sống của nhân vật thành công sẽ giúp cho bạn tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, những câu chuyện về họ cũng được xem là phần “vừa học vừa giải trí” của chương trình, giúp học viên có thể thư giãn, giảm bớt áp lực. 
Theo học marketing sẽ là hành trình không dễ dàng như luôn đầy hứng khởi. Vì thế đừng vội chùn bước trước khó khăn mà gián đoạn tiến trình đến với thành công. Hãy theo đuổi với tâm thế sẵn sàng học hỏi, thất bại và đúc kết kinh nghiệm, sau đó, chắc chắn thành công sẽ đuổi theo bạn!

Hậu quả của việc chọn sai ngành và hướng giải quyết như thế nào?

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018 / 1 Comment
Có lẽ chúng ta đã từng gặp ai đó sau 4 – 5 năm ròng rã học đại học và đi làm để rồi kết luận rằng: “Tôi đã chọn sai nghề!”. Tại sao vậy? Hậu quả và hướng giải quyết cho vấn đề này là gì?
hau-qua-cho-sai-nganh

Hậu quả


Lãng phí thời gian: Anh Lê Trung (Việt kiều Canada, đã chế tạo robot Aiko hiểu được ngôn ngữ) chia sẻ về chuyện chọn nghề sai lầm của anh. Anh Trung cho biết, anh đã bỏ phí đến 11 năm để học một ngành đúng ý cha mẹ, nhưng lại "trật chìa" với năng lực thực sự của mình. Kết cục, anh lấy được ba bằng cấp liên quan bào chế dược phẩm rồi... cất tủ do không xin được việc làm. Lê Trung ao ước, nếu được trở lại giây phút chọn nghề quan trọng 16 năm trước của đời mình, nhất quyết anh sẽ theo ngành kỹ thuật, chế tạo robot mà anh đam mê từ nhỏ. Theo Lê Trung, khi chọn nghề sai, bạn sẽ uổng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức ... khiến bạn thậm chí có thể hối hận suốt đời. Một câu chuyện khác cũng xót xa không kém: Phá sản vì không tìm được chỗ đứng trên thương trường khắc nghiệt, chị Lan về quê ở Củ Chi trồng rau và nuôi bò sữa. Vì không có chuyên môn, bò chết hàng loạt, hết vốn, chị lại xin về dạy học tại trường cũ và tiếp tục gắn bó với nghề giáo. "Trước khi bỏ nghề dạy học, tôi nghĩ mình đã chọn sai nghề. Cuối cùng làm đủ thứ cũng chẳng khá lên được. Nên bằng lòng với nghề của mình, khi tìm thấy ở đó niềm say mê và cơ hội thành đạt". Chị Liên đã đúc kết như vậy.

Lãng phí chất xám: "Thật đau xót khi một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khai thác dầu khí, nhưng lại làm công việc của nhân viên tổng hợp tại văn phòng UBND huyện", thạc sĩ Nguyễn Kim Nương, Hội đồng Nhân dân tỉnh An Giang, bức xúc. 

Khó tìm việc làm: Theo số liệu khảo sát riêng của L&A (Le & Associates), hiện có khoảng 20% sinh viên chọn sai ngành học, tốt nghiệp đi làm mới thấy công việc không phù hợp nên bỏ việc hoặc làm trái nghề. Một số liệu điều tra khác của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM cho biết chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp. Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề chưa phù hợp với nghề mình đang học. Ông Trương Chí Dũng, Giám đốc phát triển Công ty IT Solutoin, cho rằng: Học sinh, sinh viên vẫn còn mơ hồ giữa việc chọn ngành học và công việc thực tế. Nhiều em chưa hiểu rõ những yêu cầu, công việc nên khi ra trường rất lúng túng và khó tìm kiếm việc làm phù hợp.

Những con số không biết nói dối. Thực trạng chọn sai nghề luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội, của các bạn trẻ ngày nay. Vậy chúng ta phải làm gì khi đã "lỡ" chọn sai nghề?

Phải làm lại từ đầu

Công tác hướng nghiệp còn yếu đã dẫn đến nhiều trường hợp chọn sai nghề. Theo các chuyên gia, nếu rơi vào hoàn cảnh ấy bạn nên quyết tâm làm lại từ đầu. 

Khi ý thức được việc chọn sai nghề, hành động kế tiếp của người lao động là tìm kiếm ngay một công việc khác thay thế với nhiều cơ hội và thử thách hơn. Chắc chắn, quá trình thay đổi này sẽ tốn nhiều công sức và tiền bạc. Bởi thế, nhiều người vì lý do tuổi tác hoặc điều kiện tài chính nên không chấp nhận sự thay đổi mà cố gắng "sống chung" với công việc hiện tại. Điều này đã vô tình kìm hãm sự phát triển về nhiều mặt của họ. Ông Lê Quang - phụ trách nhân sự Công ty M & N - nói: "Nếu thấy mình chọn sai nghề, nên đổi nghề ngay. Đừng bao giờ nghĩ là việc đổi nghề lúc này không phù hợp hoặc quá trễ vì ngoài thị trường lao động luôn có nhiều cơ hội cho người năng động". Bà Võ Sáng Xuân Hoàng - giảng viên của CFVG (Cơ sở đào tạo về Quản lý hàng đầu tại Việt Nam)- tư vấn: "Thay đổi công việc là chuyện rất đỗi bình thường. Khi công việc hiện tại không mang lại cho bạn thuận lợi, thì đừng nên tiếp tục "tha thiết" với nó". Ông Nguyễn Vĩnh Thường khuyên: "Dù có gian nan đến mấy cũng phải làm lại từ đầu. Lúc này bạn đã qua giai đoạn "nghề chọn người " và bắt đầu giai đoạn "người chọn nghề" trở lại, đòi hỏi ở bạn khả năng thích nghi và phát huy năng lực cá nhân".

Thử tìm nguyên nhân và giải pháp

Bà Nguyễn Thu Giao - Giám đốc nhân sự Công ty Kimberly-Clark - cho biết: "Có ba nguyên nhân chủ yếu khiến người lao động ý thức được việc chọn sai nghề của mình: 
  • Xu thế của thị trường lao động
  • Công việc hiện tại không thật sự mang lại lợi ích vật chất và tinh thần
  • Mong muốn "thử sức" để tìm vận hội mới". 
Cũng theo bà Giao, nguyên nhân chính của vấn đề trên do công tác hướng nghiệp tại Việt Nam còn yếu. Chọn sai nghề dẫn đến thất bại trong công việc, sau đó buộc phải chọn một việc mới phù hợp hơn để thăng tiến là điều tích cực, thể hiện sự năng động, thức thời của người lao động. Nhưng trong trường hợp người lao động chưa kịp nhận dạng công việc cũ nhưng lại muốn "phiêu lưu" với công việc mới là điều lợi bất cập hại. "Bạn nên xem xét kỹ càng, có đúng là mình đã chọn sai nghề hay không, nếu đúng thì mới nhất thiết thay đổi công việc, chớ nên thả mồi bắt bóng". Ông Lê Quang đã có lời khuyên.

Ba điều kiện cần thiết để vào cuộc trở lại

Nếu không may mắn nắm bắt được một cơ hội việc làm sẵn có thì phải chấp nhận làm lại từ đầu bằng cách gửi hồ sơ đi nhiều nơi. Với kinh nghiệm và độ chín về nghề nghiệp ở thời điểm này, bạn sẽ “có giá” đấy.
  • Một công ty tốt có chế độ và kế hoạch phát triển rõ ràng.
  • Chuyên môn của bạn đáp ứng được công việc ở đó.
  • Mức độ yêu thích công việc mới của bạn.