News Ticker

Menu

Học phí cho sinh viên như thế nào mới hợp lý?

Học phí Sinh Viên luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh và HSSV. Đây là yếu tố rất quan trọng, góp phần tác động trực tiếp đến quyết định chọn trường, chọn ngành. Đứng trước nhiều ý kiến trong suốt thời gian qua, bắt đầu đã có nhận định về mức học phí bao nhiêu là đủ, là hợp lý đối với sinh viên Việt Nam.

hoc-phi-sinh-vien

Học phí cho sinh viên như thế nào mới hợp lý?


Mỗi trường sẽ có những cơ sở riêng để định ra mức học phí phù hợp nhất cho quá trình đào tạo và học tập. Điều này cũng áp dụng tương tự khi các trường quyết định tăng học phí. Đã có nhiều ý kiến về vấn đề này, nổi bật trong đó là những quan điểm của Giáo sư Ngô Bảo Châu, Tiến sĩ Phạm Hùng Hiệp và Phó Giáo sư Vũ Văn Yêm. Theo các vị này, khi quyết định mức học phí thì có thể dựa vào những yếu tố sau:

1. Khả năng sẵn sàng chi trả của học sinh sinh viên (HSSV)


Trong nghiên cứu về lĩnh vực tài chính giáo dục được công bố tại hội thảo “Ước tính tỉ suất sinh lợi và chi phí đơn vị trong giáo dục đại học Việt Nam” diễn ra vào ngày 20.08.2018 do Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán tổ chức, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đề cập đến vấn đề hoc phí dành cho sinh viên. Giáo sư cho rằng, khi định mức học phí thì ngoài những yếu tố vốn có thì các trường nên xem xét khả năng sẵn sàng chi trả của HSSV. Đây là yếu tố rất quan trọng, cần được cân nhắc kĩ khi các trường muốn tăng học phí (ý kiến được đăng tải trên báo điện tử Thanh Niên vào ngày 21.08.2018).

2. Chi phí đơn vị và phân định mức độ sinh lợi cá nhân của từng ngành


Tiến sĩ Phạm Hùng Hiệp - Một đại diện trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng cho biết chi phí đầu tư và học phí của giáo dục bậc đại học ở Việt Nam chưa bằng GDP. Đây là điểm khác biệt với những quốc gia như Mỹ, Anh, Canada... khi họ có mức đầu tư cao hơn hẳn GDP của cả nước. Vào năm 2013, phần lớn các trường, chương trình đào tạo ở Việt Nam đều có mức chi phí đơn vị từ 10 - 20 triệu đổ xuống. Trong đó có một số trường hợp ngoại lệ như chương trình tiên tiến của bộ Giáo dục Đào tạo hoặc khóa học của Đại học RMIT, Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam), Đại học Tài chính - Marketing… là ngang bằng GDP hoặc trên mức hợp lý.
hoc-phi-sinh-vien-quoc-te
Canada là một trong những quốc gia có ngân sách đầu tư đáng ngưỡng mộ cho giáo dục
Theo tiến sĩ, GDP đầu người năm 2013 của Việt Nam là 1.900 USD, tương ứng với chi phí đơn vị là 2.627 USD (~56 triệu đồng/sinh viên/năm). Đây được xem là con số hợp lý, nằm trên mức trung bình chung của cả thế giới. Tương tự như vậy, nếu tính theo năm 2018 thì mức chi phí đơn vị nên là 61 triệu/sinh viên/năm. Ông cũng cho biết rằng khi tính đủ chi phí đơn vị và phân định mức độ sinh lợi cá nhân của mỗi ngành thì mới có đủ căn cứ để xác định mức thu học phí.

3. So sánh học phí với những quốc gia khác


Đây là ý kiến của Phó Giáo sư Vũ Văn Yêm thuộc Viện Đào tạo Sau Đai học của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông cho rằng nên tổng hợp mức học phí hiện hành và thu nhập sau khi tốt nghiệp đại học ở các nước để so sánh. Nhờ vậy mà sẽ biết được thông thường, một người đi làm bao nhiêu năm sẽ có đủ tài chính để bù đắp lại chi phí đã đóng cho các trường đại học.
sinh-viec-quoc-te
Nên xem xét khả năng chi trả trước khi quyết định chọn trường
Tóm lại, có nhiều yếu tố để quyết định mức học phí cho sinh viên. Ưu tiên hàng đầu của các trường vẫn là vừa có tài chính cho hoạt động giảng dạy lại vừa phù hợp với khả năng chi trả của sinh viên. Tương tự như vậy, mỗi sinh viên khi chọn trường, chọn ngành hãy cân nhắc đến vấn đề tài chính bên cạnh chất lượng đào tạo, yêu cầu đầu vào để yên tâm học tập, nghiên cứu.

Nguồn thông tin tham khảo: Báo Điện tử Thanh niên

Share This:

Jasonnguyen

Để lại ý kiến tại đây

No Comment to " Học phí cho sinh viên như thế nào mới hợp lý? "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM